Nội dung bài viết
Phượng Hoàng Cổ Trấn 凤凰古城 (Fenghuang GuCheng) toạ lạc ở tỉnh Hồ Nam 湖南 Hu’nan, Trung Quốc, sau có núi bên trong có hồ nước, phong cảnh hữu tình. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp khác nhau. Nhiều bạn muốn đi nhưng lo ngại không biết tiếng, sợ lạc các kiểu nhưng thật ra dễ không tưởng. Mình sẽ hướng dẫn các bạn đi đường bộ vì con đường này tiết kiệm chi phí và cũng đơn giản nhất.
Mình là đứa có nhiều thời gian mà tiền không có. Đi đâu mình không vội vàng và thường chọn cách tiết kiệm nhất. Mình đã ở Phượng Hoàng 6 ngày :)) ngày ngày lang thang ngắm cảnh đẹp và để chuẩn bị chuyến đi Tân Cương và Cam Túc. Mình đi hôm tháng 7/ 2019, lịch trình này mình soạn cho mấy bạn chỉ đi Phượng Hoàng trấn, còn mình thì từ đó đi tiếp tới Tân Cương luôn. Tiếng trung mình mới học 2 tháng giao tiếp bì bõm cực 🙂 mà mình cứ đi, có gì đâu.
1. Cách di chuyển từ Hà Nội đi Phượng Hoàng cổ trấn
B1. Cách di chuyển từ Hà Nội đi Nam Ninh
Từ Hà Nội mình mua vé của nhà xe giá 550k/ chiều của Cty Hòn Gai. Xe đón ở 308 Trần Khát Chân. Có các chuyến 7:30, 8:30 xe limousin xịn xò. 16:00 là mình có mặt ở bến xe Lãng Đông, tp. Nam Ninh, đã bao gồm thời gian xuất cảnh và nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị. Nếu các bạn đi tàu lửa từ Hà Nội thì xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Đồng Đăng. Tới cửa khẩu nhà xe có quen biết hải quan nên khách của nhà xe ưu tiên thông quan nhanh gọn lẹ. Tại cửa khẩu các bạn phải điền thông tin như họ tên, số hộ chiếu, đi du lịch hay đi học, ở đâu, lấy dấu vân tay chụp khuôn mặt các kiểu. Điền bằng tiếng Việt hoặc tiếng anh đều ok.
B2. Cách di chuyển từ bến xe Lãng Đông đi ga tàu hỏa Nam Ninh
Nam Ninh có hệ thống metro (tàu điện ngầm) phát triển đi cùng với hệ thống xe buýt thành phố. Để đơn giản mình khuyến khích các bạn đi tàu điện ngầm vừa nhanh, rẻ, mát mẻ. Khi đến bến xe Lãng Đông, bạn theo dòng người ra ngoài, lên mặt đất sẽ thấy cổng vào tàu điện ngầm rất nhiều. Mua vé bằng máy tự động rất đơn giản, máy chấp nhận các loại tiền mặt tờ 1 tệ, 5 tệ, 10 tệ, 20 tệ. Máy bán vé có tiếng anh chọn Line 1 = > Nanning Raiway Station 南宁火车站(Nanning huoche zhan) giá 3 tệ/ 15 phút, nó xuất ra cái thẻ nhỏ màu xanh có chip, dùng để ra vào các cổng. Các bạn chọn Line 1 và nhớ điểm cuối cùng là hướng Shibu. Các bạn xem cách đi tàu điện ngầm – metro Trung Quốc tại đây
B3. Cách di chuyển từ ga tàu hỏa Nam Ninh đi ga tàu Cát Thủ
Sau khi đến trạm, các bạn ra ngoài là thấy cái bến tàu hỏa to đùng trước mặt. Vào scan hành lý, sau đó kiểm quầy đổi vé. Vé mình đã mua trước qua app Trung Quốc, có mã sẵn, chỉ cần chụp hình điện thoại đưa cho nhân viên là họ xuất vé. Mình sợ hết vé phải đứng lắm, mình đi chuyến nào tàu cũng đông nghịt người. Người ta đứng cả đêm, nhìn mệt kinh hồn. Tàu đi ban đêm, nên mình có thể ngủ trên tàu luôn.
B4. Từ ga Cát Thủ đi Phượng Hoàng trấn
Ban ra khỏi nhà ga, rẻ trái 50 mét là tới bến xe buýt Cát Thủ, 25 tệ. Vé bán tại quầy, xe full chỗ là chạy. Thường mua xong 5 phút đi luôn . Khi tới bến xe, mình có định vị khách sạn chỉ cần đưa bác tài taxi 10 tệ là ok. Người dân rất dễ thương nên không cần phải lo bị chém hay lừa đảo. Tụi Trung Quốc cũng đi y chang vậy thôi.
2. Lịch trình chi tiết tự túc Phượng Hoàng cổ trấn
Ngày 1
- 7h30-16:00 Hà Nội đi xe limousim tới Bến xe Lãng Đông.
- Bến xe Lãng Đông – Ga Nam Ninh 30 phút (gồm mua vé và di chuyển
- 20:00 Tàu chạy từ Ga Nam Ninh 南宁站 đi Ga Cát Thủ – 吉首站 Jishou zhan vé ngồi 105 tệ, vé nằm 184 tệ. tầm 12,5 tiếng.
Ngày 2
- 9:00 có mặt ở ga Cát Thủ
- Đi bộ 50 mét qua bến xe Cát Thủ mua vé đi Phượng Hoàng trấn 凤凰古城25 tệ. Xe chạy tầm 1 tiếng, 50km.
- Ăn chơi cả ngày
Ngày 3 và hôm sau.
- Phượng Hoàng ra Cát Thủ chuyến 17:00. Các chuyến xe từ bến xe PH ra ga Cát thủ từ 6h30-18h30
- Cát Thủ- Ga Nam Ninh 19:23-8:30 13 tiếng
- Bến xe Lãng Đông về bến xe Hà Nội 河内 He’nei có 2 chuyến: 9h và 12h trưa. Về tới Hà Nội 10h đêm
3. Ăn uống và ở tại Phượng Hoàng cổ trấn
Mình thấy gía cả cũng hợp lý, 1 con gà nướng lá sen bọc đất sé giá 70 tệ cho 3 cô gái ăn, các loại bún cá, bún lòng, bún sườn 10-15 tệ/ tô. Nếu gọi nhiều món, ăn cơm mâm chung có rau có canh tầm 4 món chia ra chỉ 20-30 tệ/ người. Tô canh cá to tầm 35 tệ/ tô 3 người ăn, các bạn nên ăn thử canh cá, ngon lắm. Các loại nước uống tầm 5-15 tệ, thấy dưa hấu quả 10 tệ. Ngoài ra do thẻ nhớ mình hư thế là phải bắt xe đi vào thành phố mua. Thấy đào giòn và ngọt 8 tệ/ ký mua ăn ngon thì thôi rồi.
Riêng về ở thì mình ở ké nhà một người bạn miễn phí, bù lại mình hỗ trợ dọn phòng cho sạch thôi à. Các bạn có thể lên booking đặt, mình khuyên nếu đi tiết kiệm như mình thì không nên đặt gần bờ sông, giá phòng cao tầm 100 tệ/ đêm mà không cần thiết. Khách sạn mình đi bộ 5 phút là ra bờ sông giá tầm 30 tệ/ đêm à. Khi đặt cần phải check xem khách sạn đó có cho người nước ngoài ở không nữa nha
4. Lưu ý khi đi du lịch bằng tàu hỏa tại Trung Quốc
- Đối với những ga tàu trung chuyển lớn như ga Nam Ninh, cần đến trước ít nhất 1,5 tiếng để xếp hàng lấy vé.
- Bên ngoài nhà ga có bán mì ly giá 4 tệ, nếu lên tàu mua giá gấp đôi
- Bên trong phòng chờ và trên tàu luôn luôn có nước nóng để pha mì, sữa.
- Vé ghế ngồi thường còn, tuy nhiên giường nằm thường hết vé. Một số chuyến tàu hết chỗ phải đứng.
- Hành lý không được mang theo bình dạng spray, dao, kéo, vật nhọn.
- Chuẩn bị bút viết và thông tin
- Thành phố Nam Ninh có 2 ga tàu lớn là: Nanning Raiway Station (ga tàu hoả thường) và Nanning East Railway Station (các chuyến tàu cao tốc 200km/h) Các bạn cần phân biệt để tránh mua nhầm vé.
Các bạn có thể xem thêm album hình Phượng Hoàng tại đây
Mọi thắc mắc về thông tin du lịch học tập ở các nước, các bạn có thể email về cho mình ltmtrinh93@gmail.com. Ngoài ra, các bài trên đều là chất xám, trải nghiệm của mình viết nên, các bạn có thể chia sẻ link, không sao chép dưới mọi hình thức. Cảm ơn các bạn!